.

Lời Giới Thiệu

Nhà văn Trần Đ́nh Lương biên soạn

        “Người từ là từ phương Bắc, đă qua ḍng sông, sông dài ...” là cầu hát trích đoạn trong nhạc phẩm Duyên T́nh do nhạc sỹ Xuân Tiên sáng tác. Ông cũng dùng tựa đề này cho tuyển tập nhạc “Duyên T́nh” do chính ông xuất bản tại Úc Đại Lợi năm 1997.

        Thực sự ḍng sông ấy không dài về mặt địa lư, nhưng lại hun hút về mặt lịch sử, về máu và nước mắt đă tuôn theo năm tháng chiến tranh khốc liệt. Thời gian từ ngày những con người “từ phương Bắc.. qua ḍng sông tới nay đă khá xa, đủ cho ta sự b́nh tĩnh để nh́n về một biến cố lịch sử và từ đó hiểu rơ hơn về sự phát triển lớn mạnh của một trào lưu văn học nghệ thuật tại miền Nam Việt Nam vào ngày đó.

        ‘Mai sau c̣n có bao giờ’.. * Về mặt văn học, năm 1987 nhà văn Vơ Phiến đă dựng ‘ một lá phướn’ cho ‘ hai mươi cho văn học Miền Nam’ trong đó có nhiều điều cần biết về văn học và ḥan cảnh sáng tác của các văn nghệ sĩ.

        C̣n về mặt nghệ thuật, về âm nhạc, th́ chưa thấy ai làm công việc đó. Có chăng là một số bài nhận xét rải rác trong các tạp chí văn nghệ hải ngoại, thường nặng về cảm tính và nhẹ phần chuyên môn.

Tôi vẫn mong vô cùng được đọc một công tŕnh biên khảo nghiêm túc về âm nhạc Việt Nam trong thời kỳ này. Đấy là thời kỳ được mùa của những ca khúc nở rộ. Nhiều lạ lùng và cũng hay lạ lùng. H́nh như không tuần nào là người ta không nghe thấy những sáng tác mới. Chưa ai làm công tác thống kê những con số, sáng tác ít nhất phải kể tới hàng ngàn, con số nhạc sĩ phải kể tới hàng trăm. Để cạnh nhạc 20 năm ấy với nhạc tiền chiến trước kia, ta thấy có nhiều sự khác biệt. Khác biệt vô cùng cả về nhạc và lời. Ngôn ngữ của những ca khúc thời sau đă trở nên mới mẻ hơn, hiện thực hơn, âm điệu cũng phong phú và đa dạng hơn trước. C̣n hơn như thế nào về mặt âm nhạc th́ đó là lănh vực nghiên cứu của các vị chuyên môn sau này.

        Cho đến nay, hơn 20 năm nữa đă trôi qua, nhạc của những ngày hội lớn ấy vẫn c̣n lẽo đẽo theo gót những con người Việt Nam đi tứ xứ và vẫn lai rai xuất hiện tại quê nhà. Vậy mà những con người làm nên nền âm nhạc ấy th́ rất ít khi được nhắc tới, và thỉnh thoảng cái cảnh ‘vàng bay mấy lá’ vẫn diễn ra.

        Tôi viết những ḍng này như một lời tri ân tới một trong những nghệ sĩ tài hoa ngày đó, đă làm giàu cho tâm hồn tôi, đă cho tôi thấy cuộc đời đẹp hơn, có ư nghĩa hơn qua những lời ca, nét nhạc

        Tôi được may mắn gặp nhạc sĩ Xuân Tiên, dù khá muộn màng, được nghe ông kể chuyện ngày xưa và rồi cùng một nhóm anh em yêu nhạc hát lại nhạc ông trong một niềm bồi hồi ‘tha hương ngộ cố tri’. Thực sự mà nói chúng tôi ngày ấy rất c̣n nhỏ chỉ hát nhạc ông chứ đâu được hân hạnh quen biết với ông mà dám nói tới hai tiếng cố tri!

        Sau nhiều lần gặp nhạc sĩ Xuân Tiên, chúng tôi đều đồng ư với nhau rằng ông c̣n rất trẻ, trẻ hơn chúng tôi rất nhiều.

        Ở ông cái ‘nguồn sống bao la’ của những 50 vẫn c̣n cuộn chảy, vẫn reo vui và tươi mát. Ông yêu đời lắm. Tiếng cười ông cất lên là thấy ngay sự sảng khoái, vô ưu. Tới nay ông vẫn tiếp tục sáng tác, vẫn làm đàn, chơi đàn, thổi sáo mà chẳng cần ai biết ai hay. Tinh thần lạc quan bát ngát đó là tinh thần xuyên suốt toàn bộ ca khúc của ông, tính cách của ông và điều này không hề tùy thuộc vào hoàn cảnh. Lớp văn nghệ sĩ ‘di cư’ 54 sau những năm đầu ‘dựng một mùa hoa’ rồi sau đó cũng lắng xuống dần v́ những khó khăn của chính trị và xă hội. Nhạc sĩ Xuân Tiên th́ không như vậy. Trước sau ông vẫn rộn ràng với đất trời và con người. Có thể nói t́nh yêu quê hương và những con người của quê hương là hai chủ đề chính trong nhạc Xuân Tiên. Ông tỏ bày điều ấy rất hồn nhiên, thẳng thắn: ‘Ta yêu nước ta, ta yêu muôn đóa hoa.’. Những địa danh của đất nước v́ thế đă trở nên thân mật, gần gũi và tràn đầy sức sống:

        ‘Đi về Hà Tiên tắm biển xanh, qua đường về Châu đốc, G̣ công miền Tây lộng gió trăng mơ màng, lúa thơm hương nồng. Đây ḍng Cửu long vẫn oai hùng, Đây ḍng Đồng Nai vẫn êm ấm…’

        Ông không sáng tác nhiều về t́nh ca đôi lứa, nhưng lại chủ ư viết cho nhiều đôi lứa, cho nhiều con. Những con người trong nhạc của ông thường là những con người trẻ mà ‘t́nh yêu nước nung nấu’, đi bên nhau, thương yêu nhau, ngồn cạnh nhau trong ánh lửa hồng bếp cũ: Đi lớp lớp đi lớp lớp người đi, theo tiếng gió đưa tiếng hát gần xa.. ‘Người ơi mau về đây, về bên bếp hồng tay cầm tay..’

        Những nhạc phẩm như thế thật rất quí hóa v́ không có nhiều trong nhạc Việt Nam. Người ta có thể cùng nhau hát những ca khúc như vậy trong những buổi họp mặt chung với tâm hồn thật thoải mái. Những bản t́nh ca đôi lứa th́ chúng ta không thiếu, nhiều vô cùng, nhưng lại không có chỗ đứng trong các buổi sinh hoạt cộng đồng!

        Thành công đặc biệt với những ca khúc đi tới hết sức tươi sáng như vậy, nhạc sĩ Xuân Tiên quả đă có vị trí của riêng ông trong nền âm nhạc miền Nam thời kỳ 54-75.

        Nói như thế không có nghĩa là ông chỉ ‘chuyên trị’ về nhạc vui. Ông không đơn giản như vậy đâu. Những bài hát mang sắc thái nhớ nhung về một mối t́nh xa xưa, về nỗi mất mát trong đời, hay một quá khứ vàng son không trở lại như Xa Quê Hương, Chờ Một Kiếp Mai, Hận Đồ Bàn… đă được viết bằng một loại ngôn ngữ gợi cảm, xa vắng và cất cánh với những âm điệu, tiết tấu rất cân phương và hoàn chỉnh.

        Tôi rất ngạc nhiên là sau bao nhiêu năm biến đổi tôi và các bạn tôi vẫn có thể nhớ lại dễ dàng các bản nhạc t́nh cảm loại này. Những tác phẩm đă để lại dấu ấn sắc nét trong tâm hồn chúng ta như thế th́ phải là những nghệ phẩm rất đáng kể.
Ngày ấy, người đă từ phương Bắc ra đi vượt qua con sông dài, t́m ra ‘một nhà thân ái’ và từ đấy say măi trong mối ‘duyên t́nh’ này.

       Ở vào thời điểm giao thừa của thiên niên kỷ, chúng ta dù ở nơi đâu, có lẽ cũng vẫn hướng về mái nhà thân ái ấy, vẫn khát khao thấy lại ánh lửa hồng bếp cũ với những ‘nụ cười chan chứa, vai kề vai’ mà quên đi những sông dài, biển rộng sau lưng.


Trần Đ́nh Lương

Sydney, 11 - 99

Music Books

Miscellanous

Audio
Misc
You need to download the Flash player from Adobe to use the webPod.

Video

Related Sites